Lật sơ mi cổ chân (hay còn gọi là lật cổ chân, bong gân cổ chân) là chấn thương rất thường gặp khi chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. Đây là một chấn thương khiến anh em chơi bóng đá rất e ngại khi gặp phải. Nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu về chấn thương lật sơ mi cổ chân nhé (cách chữa trị, các lưu ý cần biết và cách phòng tránh).
Khái niệm lật sơ mi cổ chân (bong gân cổ chân, lật cổ chân)
Lật sơ mi cổ chân hay còn gọi là lật cổ chân là tình trạng các dây chằng quanh các khớp ở cổ chân bị giãn quá mức (do các hoạt động vượt quá kiểm soát). Chấn thương này thường các bác sĩ bảo là bị bong gân cổ chân sau khi khám. Lật cổ chân có nhiều mức độ tùy thuộc vào độ tổn thương của dây chằng.
– Dấu hiệu nhận biết bị lật sơ mi cổ chân
Việc nhận biết được chấn thương lật cổ chân sẽ giúp bạn có thể xử lý một cách phù hợp để tránh bị chấn thương nặng hơn. Khi bị lật cổ chân thì khớp cổ chân của bạn sẽ bị đau, sưng nề, bầm tím, giảm hoặc mất vận động. Nếu lật cổ chân mức độ nặng bạn có thể nghe thấy tiếc “rắc” khi bị chấn thương. Sau đó cổ chân mất khả năng hoạt động hoặc hoạt động kém linh hoạt. Cũng có trường hợp không bị sưng, nhưng rất đau và buốt nên bạn cũng cần phải chú ý.
Xem thêm: Các bài viết rất hay về kinh nghiệm bảo quản, sử dụng giày đá bóng
Cách chữa trị khi bị lật sơ mi cổ chân
– Xủ lý càng nhanh càng tốt khi bị lật cổ chân
- Nghỉ ngơi, không đi lại ở chân bị chấn thương
- Chườm đá tại vị trí sưng nề, mỗi lần chườm 20 – 30 phút, mỗi ngày chườm 3 – 4 lần, không đặt đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp khăn.
- Băng chun: băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại. Cổ chân cần được nghỉ ngơi do đó bạn nên dùng nạng
- Kê cao chân: trong vòng 48 giờ đầu nên kê chân cao hơn tim.
- Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề như: ibuprofen, alphachoay…
– Các bước điều trị khi bị lật cổ chân
- Khi thấy đau quá, các cơn đau không dứt (chứng tỏ bạn bị chấn thương nặng). Hãy ngay lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thăm khám và chữa trị kịp thời.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (Efferalgan viên sủi là loại tác dụng nhanh) hoặc các loại thuốc kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề (Voltaren 75mg, Mobic 7,5mg…). Hoặc trong một số trường hợp cần thêm thuốc giãn cơ để làm giảm các cơn đau.
- Hạn chế đi lại trong mấy ngày đầu chấn thương. Tích cực chườm đá 3-4 lần/ngày. Hoặc bạn có thể bỏ đá vào xô nước và ngâm chân đau khoảng 20 phút/lần.
- Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân nếu cần thiết (nhưng chỉ làm khi có hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện).
- Sử dụng băng sơ mi cổ chân chuyên dụng, nếu nặng hơn thì cần dùng các loại nẹp hơi cổ chân đặc biệt.
– Lật sơ mi cổ chân có cần phẫu thuật không?
Hầu hết các trường hợp khi bạn bị lật sơ mi cổ chân thì không cần phẫu thuật, kể cả bong gân mức độ nặng. Điều quan trọng là bạn phải biết nghỉ ngơi để cơ thể tự phục hồi một cách tốt nhất.
– Các bước phục hồi khi bị lật cổ chân
Quá trình phục hồi do bị lật sơ mi cổ chân phải mất 3 tuần đối với bong gân mức độ nhẹ, 6 – 12 tuần đối với bong gân mức độ vừa và nặng.
- Bước 1: Nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động, đặc biệt là phần cổ chân.
- Bước 2: Khi đã thấy phục hồi tốt, không còn đau thì hãy tập luyện để khớp làm quen với vận động, tăng cường sức mạnh cơ.
- Bước 3: Tiếp tục tập luyện, thích nghi để có thể phục hồi các hoạt động một cách bình thường.
– Tập vật lý trị liệu để phục hồi chấn thương
Trong giai đoạn phục hồi khi đã bình phục chấn thương. Các bạn nên tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà như sau:
- Bài tập 1 : Kéo dãn bằng khăn, giữ 30 – 45 giây, lập lại 10 lần, ngày 3 lần
- Bài tập 2 : Kéo dãn chân: đứng chống tay sát tường, 10 lần, 3 lần ngày
- Bài tập 3 : Tập mạnh cổ chân với giây thun, 10 lần, ngày 3 lần
- Bài tập 4 : Tập ván thăng bằng 5 – 10 phút, 3 lần ngày
Các bài tập này, có tác dụng giúp chân bạn phục hồi hoàn toàn và tránh được những vận động mạnh gây chấn thương sau đó.
Xem thêm: Các bài viết về kỹ thuật chơi bóng đá rất hay nên tham khảo
Các cấp độ lật sơ mi cổ chân (dựa trên mức độ tổn thương dây chằng)
- Bong gân độ 1 (nhẹ): Đây chằng bị kéo giãn nhẹ, số lượng bó sợi bị rách <25%. Tổn thương khiến bị sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân, gây đau chân nhưng vẫn đi lại được. Thời gian phục hồi hoàn toàn mất khoảng 4-6 tuần
- Bong gân độ 2 (trung bình): Đứt một phần dây chằng, số lượng bó sợi bị rách 25 – 75%. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Sau bị bị lật cổ chân vài ngày có thể có dấu bầm tím ngoài da. Thời gian phục hồi lâu hơn, ở vào khoảng 4-8 tuần.
- Bong gân độ 3 (nặng): Đứt hoàn toàn dây chằng, biểu hiện sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể mất tới 12 tuần.
Những lưu ý khi bị lật sơ mi
Khi chấn thương lật sơ mi, các bạn cần tránh những vận động ngay sau đó. Đặc biệt cần sơ cứu đúng cách, nếu không sẽ bị nặng hơn. Nhiều người quan niệm rằng sử dụng cao nóng, dầu nóng có thể chữa lành các chấn thương xương khớp. Tuy nhiên đó hoàn toàn là một quan niệm sai lầm khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Nguyên tắc cơ bản xử lý ban đầu các chấn thương của dây chằng là lạnh chứ không phải nóng.
– Các điều không nên làm khi bị chấn thương
- Tuyệt đối không kéo nắn không đúng cách (dễ gây chảy máu thêm, bị rách dây chằng mạnh hơn)
- Không xoa bóp dầu nóng, rượu (không có tác dụng với chấn thương này)
- Hoạt động đi lại chạy nhảy quá sớm (dây chằng chưa lành sẽ bị tổn thương tiếp, mất thêm thời gian để phục hồi)
- Bó thuốc bắc (dễ nhiễm trùng da hoặc không có tác dụng nhiều)
- Chích thuốc vào tổn thương (chỉ nên làm theo chỉ định của bác sĩ)
Xem thêm: Các kinh nghiệm chọn giày đá banh rất hay nên tham khảo
Phòng ngừa lật cổ chân
Để hoạt động thể thao, đá bóng một cách an tâm nhất và tránh được những chấn thương đáng tiếc xảy ra. Việc đầu tiên của các bạn là cần phải khởi động thật kỹ trước khi thi đấu. Cần phải dùng tất, băng sơ mi cổ chân, giày chống lật cổ chân. Nếu bạn chơi bóng đá thì cần chú ý lựa chọn các đôi giày bóng đá chắc chân để hạn chế lật cổ chân.
- Khởi động là một bước quan trọng để giúp các khớp chân làm quen với các vận động thể thao.
- Đi giày thể thao đúng chủng loại, dúng kích cỡ (đỡ bị trơn trượt bàn chân gây lật sơ mi cổ chân).
- Cẩn thận khi bước, chạy hoặc nhảy trên nền mấp mô.
- Giảm hoặc dừng chơi thể thao khi xảy ra tình trạng đau khớp cổ chân (có dấu hiệu lật cổ chân).
Hướng dẫn chọn giày đá bóng để tránh lật sơ mi cổ chân
Nếu bạn có cổ chân yếu hoặc đã từng bị lật cổ chân thì hãy chú ý lựa chọn những đôi giày sân cỏ nhân tạo chắc chân. Các đôi giày có bản đế dày, rộng sẽ giúp bàn chân trụ vững chắc hơn. Hạn chế các trường hợp lật cổ chân khi hoạt động vượt quá kiểm soát của cơ thể. Hạn chế những đôi giày đá bóng có để mỏng thon gọn vì thiết kế đế không vững chắc, dễ gây lật cổ chân hơn.
Nội dung bài viết quá dài nếu bạn cần xem thêm hướng dẫn chọn giày bóng đá tránh lật cổ chân thì có thể tham khảo thêm tại đây.
Trên đây là bài viết giới thiệu chấn thương lật sơ mi cổ chân rất hay gặp phải trong bóng đá mà Pro:Soccer™ đã tổng hợp được. Nếu bạn cũng yêu thích về giày mà muốn chia sẻ, tìm hiểu về giày đá banh thì hãy cùng tham gia và xây dựng group Nghiện Giày Đá Bóng cùng chúng tôi nhé. Bạn cũng có thể xem thêm những bài viết mới rất hay về giày đá banh được cập liên tục tại đây.
Tổng hợp bởi: Pro:Soccer™
FOLLOW CHÚNG TÔI
Website: https://prosoccer.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/shopprosoccer